Lời chứng của giáo sư MIT Rosalind Picard
Từ khi còn nhỏ, tôi là một người thích đọc sách và là học sinh giỏi. Tôi cho mình giỏi và người giỏi thì không cần tôn giáo. Tôi hãnh diện gọi mình là atheist (không tôn giáo) và xem những người tin vào Thượng Đế là ngu ngốc.
Thời học high school, tôi còn dẫn đầu nhóm tranh luận nghiên về thuyết tiến hoá, và cho rằng nhóm của tôi sẽ thắng vì đó là khoa học. Khi lớp bỏ phiếu, thì họ lại chọn nhóm theo thuyết tạo hoá. Tôi rất bất ngờ nhưng cho rằng họ không hiểu gì về khoa học và thiên vị cô bạn dẫn đầu nhóm tạo hoá vì nhà có bể bơi và hay mở party, lại rất nổi tiếng ở trường.
Trong thời gian đó, tôi làm babysit để kiếm tiền. Trong các gia đình, tôi rất thích hai vợ chồng trẻ kia, người chồng là bác sĩ và cô vợ thì rất thông minh. Một ngày nọ, sau khi trả tiền babysit họ mời tôi đi nhà thờ. Tôi hoàn toàn bất ngờ, trong đầu tôi thốt lên, những người thông minh như vậy mà đi nhà thờ ư? Đến ngày Chúa Nhật, tôi viện cớ bị đau bụng. Họ lại mời nữa, nhưng tôi tiếp tục đau bụng. (Tôi nói láo bệnh với một bác sĩ). Họ tiếp tục dai dẳng mời, tôi phải nặng óc để tìm lý do khước từ.
Cặp vợ chồng này dùng cách khác để nói với tôi về Chúa. “Em biết không, đi nhà thờ không phải là vấn đề chính. Quan trọng là niềm tin của em. Em có bao giờ đọc Kinh Thánh không?” Tôi nghĩ nếu tôi muốn là người có học, chắc cũng cần phải đọc quyển sách được bán chạy nhất từ trước đến giờ. Anh bác sĩ đó khuyên tôi bắt đầu đọc Châm ngôn, một đoạn mỗi ngày. Lần đầu tiên tôi mở Kinh Thánh, lại là bản King James, tôi cho rằng sẽ có những câu chuyện về phép thuật, những con vật tưởng tượng và những sự nhảm nhí. Nhưng tôi đã hoàn toàn bất ngờ, Châm ngôn đầy sự khôn ngoan, tôi phải ngừng lại để suy nghĩ.
Tôi lặng lẽ mua bản dịch tân thời “The Way” cho dễ hiểu và đọc hết quyển Kinh Thánh. Dù tôi không có nghe âm thanh hay tiếng nói nào có thể kiểm chứng bởi những nhà thần kinh học, tôi có một cảm giác rất lạ. Một cảm giác như đang được ai đó nói với tôi, rất bối rối nhưng rất cuốn hút. Trong tư tưởng, tôi bắt đầu đặt câu hỏi, Chúa có thật không?
Tôi đọc Kinh Thánh một lần nữa, nghĩ rằng những cảm giác đó là do chỉ đọc Kinh Thánh lần đầu. Lần này, tôi đọc kỹ hơn. Tôi quyết định tìm hiểu thêm về Kinh Thánh và các tôn giáo khác. Tôi cho rằng, văn hoá xung quanh tôi, và những người tôi biết là Christian và Do Thái giáo, gây cho tôi cảm giác hứng thú về đạo Christian.
Một người thầy Do Thái tôi rất thích ở high school, tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu về tôn giáo. Tôi đăng ký học các lớp về Phật giáo, Hindu, và những niềm tin khác. Tôi đến thăm chùa, synagogues, đền Hồi giáo và những nơi thờ phượng khác.
Trong tâm, tôi chỉ muốn thoát khỏi cảm giác tôn giáo. Dầu vậy, có sự tranh đấu lớn, nữa muốn có sự gần gũi với Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, nữa còn lại muốn chấm dứt cảm giác này.
Có hai câu Kinh Thánh mà tôi lấy làm khó chịu: “còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời” (Ma 10:33) và “Ai không ở với ta, thì nghịch cùng ta; ai không thâu hiệp với ta, thì tan ra” (Ma 12:30). Những lời này có vẽ không mời gọi lắm. Tôi không muốn tin vào Chúa, nhưng lại có cảm giác yêu thương và sự hiện diện của Thượng Đế mà tôi không thể phớt lờ đi.
Năm đầu đại học, tôi gặp lại một người bạn mà tôi quen trong honors program vào mùa hè. Anh chàng này không những học giỏi mà chơi thể thao rất cừ. Trước giờ tôi chưa thấy ai giỏi cả hai. Anh ấy giúp tôi những bài tập vật lý khó, và mời tôi đi nhà thờ. Lần này, tôi không còn từ chối như lúc trước.
Những bài giảng của mục sư tạo rất nhiều câu hỏi trong tôi. Nhiều khi tôi giơ tay đặt câu hỏi trong khi mọi người ngồi im lặng trong nhà thờ. Anh ấy phải kêu tôi im lặng. Làm sao có thể hiểu nếu không thể hỏi tôi thắc mắc. Tôi bắt đầu tham dự trường Chúa Nhật vì nơi đó tôi có thể đặt câu hỏi.
Một Chúa Nhật nọ, mục sư giảng về khác biệt giữa sự tin có một Thượng Đế và sự đi theo Ngài. Tôi bắt đầu hiểu sâu hơn về sự tương giao với Chúa qua đức tin vào Chúa Jesus. Tôi cảm thấy ngớ ngẩn cầu nguyện tuyên xưng đức tin vì tôi vẫn còn nghi ngờ về sự tồn tại của Thượng Đế. Nhưng tôi quyết định làm một thí nghiệm vì kết quả như thế nào, tôi cũng không mất mác gì.
Sau khi cầu nguyện, “Chúa Jesus Christ, xin Ngài làm Chúa của đời sống con,” cuộc đời tôi thay đổi một cách lạ lùng, như thể một tấm hình trắng đen trở nên đầy màu sắc và sống động. Tôi không mất gì trong ước muốn tìm kiếm kiến thức mới. Trái lại, tôi thấy mạnh dạng hơn để đặt câu hỏi khó hơn về thế giới. Tôi cảm thấy vui mừng và tự do trong tâm hồn nhưng cộng thêm cảm giác trách nhiệm và thách thức.
Bạn có bao giờ lắp ráp một thiết bị gì không? như một vòng quay. Vòng quay sẽ không chuyển động trơn tru nếu bị mất một phần nào đó. Khi vòng quay được lắp ráp đúng thì hoạt động một cách êm ái. Đó là cảm giác khi tôi để cuộc đời tôi trong tay Chúa. Tất nhiên, cuộc đời không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng trong mọi việc, tôi nương cậy vào sự chỉ dẫn, sự yên ủi và bảo vệ của Chúa.
Hôm nay, tôi là giáo sư của một trường nổi tiếng (MIT). Tôi làm việc với những người rất giỏi tạo nên những thiết bị y tế để giúp bệnh nhân. Tôi làm việc gần gũi với những gia đình bệnh nhân. Tôi không có câu trả lời tại sao họ phải gặp những đau khổ đó, nhưng tôi biết có một Đức Chúa Trời quyền năng yêu thương họ và sẵn sàng đón nhận họ khi họ ăn năn tội lỗi và kêu cầu cùng Ngài.
Tôi từng tưởng mình quá thông minh để tin Đức Chúa Trời. Nhưng tôi nhận ra mình chỉ là một kẻ kiêu ngạo trước tác giả của tất cả khoa học, toán học, nghệ thuật và những gì được biết đến trong thế gian này. Bây giờ trong ân điển của Ngài, tôi bước đi trong khiêm nhường, vui mừng với sự khát khao được học hỏi và tìm hiểu.
Rosalind Picard is founder and director of the Affective Computing Research Group at the Massachusetts Institute of Technology.
Dịch: Tùng Lâm
Source: Christianitytoday.com